Cây Tùng trong phong thủy có ý nghĩa gì?

“Tùng – Cúc – Trúc – Mai” là câu nói được dân gian truyền miệng về 4 loại cây tứ quý tượng trưng cho 4 mùa trong năm. Mỗi loại cây lại mang trong mình một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng. Trong đó, cây Tùng trong phong thủy có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. 

Ý nghĩa của cây Tùng trong phong thủy

Cây tùng trong phong thủy luôn được biết đến là loại cây thể hiện sức mạnh và sức sống mãnh liệt. Cây Tùng có thể mọc lên và phát triển khỏe mạnh ngay cả trong điều kiện khắc khổ như đất đá, cằn cối, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước… Khả năng chịu đựng giá rét của loại cây này cũng vào hàng vô địch. Cũng bởi vậy mà cây Tùng trong phong thủy được mệnh danh là: “Chúa Trùm Thảo Mộc”.

Trong phong thủy, cây tùng có ý nghĩa rất sâu xa. Đây là loài cây thường được sử dụng để trang trí lên gốm sức, lên tranh,… tạo nên những sản phẩm với vẻ ngoài thanh lịch. Ngày nay, cây Tùng thường được sử dụng để trang trí nội thất, nhà cửa, sân vườn.

cây tùng trong phong thủy
Cây Tùng trong phong thủy được dùng để xua đuổi tà khí

Hai loại cây trồng quý hiếm thời xa xưa là cây Hoa mộc dùng để lấy hoa thờ cúng, làm thuốc và cây ngũ cốc dùng làm lương thực. Trong đó, cây Tùng mang dáng vẻ khỏe khoắn, thanh cao thuộc loại cây Mộc Dược. Ý nghĩa của cây Tùng trong phong thủy đại diện cho khí tiết và mang ý nghĩa trường thọ. Cây Tùng cũng giúp xua đuổi tà ma, quỷ dữ giúp con người luôn bình yên.

Đặc điểm của cây Tùng trong phong thủy

1. Hình ảnh của sự thương nhớ

Từ xưa đến nay, cây Tùng trong phong thủy luôn là hình ảnh của sự thương nhớ. Người ta thường trồng cây tùng bên phần mộ của người thân yêu trong gia đình thể hiện sự nhớ thương với người đã “đi xa”. Đây cũng chính là hình ảnh là cầu nối vô hình giữa người âm và người dương.

2. Đại diện cho danh tiếng và công đức của tổ tiên

Theo dân gian, “bách” (cây tùng) có âm mộc, nên cần có bộ “bạch” đi cùng (Bạch ở đây là Tây Phương chính sắc). Bách là loại cây hướng “âm” chỉ Tây, khác biệt hoàn toàn với các loài cây khác. Cũng bởi vậy mà thụ Bách thường là “Cây có Trinh Đức”. Người ta trồng bên mộ người thân đã mất nhằm “Bách Thụ” (con cháu được hưởng thụ phúc đức từ tổ tiên). Đồng thời trồng Bách thụ trên mộ tổ tiên cũng tượng trưng cho danh tiếng và công đức cổ tiên để lại.

cây tùng trong phong thủy
Cây tùng trong phong thủy đại diện cho danh tiếng và công đức của tổ tiên

3. Tượng trưng cho khí chất người quân tử

Cây Tùng trong phong thủy tượng trưng cho khí tiết người quân tử. Trong khi các loài cây khác đều bị vùi lấp bởi thời tiết giá lạnh mùa đông thì cây tùng lại sống hiên ngang. Người ta ví cây Tùng như người quân tử kiên cường trước sóng gió cuộc đời cũng chính bởi vì đặc điểm này của cây. Hơn nữa, cây vẫn sống khỏe mạnh, tươi tốt dù cho đất khô, cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng nên được chọn làm một biểu tượng cho lý tưởng xanh hóa đạo lộ. Mọi người sẽ có được những điều tốt đẹp nhờ màu xanh tươi mát đó.

4. Một loại cây linh thiêng

Cây tùng trong phong thủy là một loại cây linh thiêng, nó có ý nghĩa tâm linh hết sức đặc biệt. Cây tùng có khả năng biến thành các con vật. Được ăn quả cây tùng sẽ trường sinh bất lão. Để khẳng định cho những nhận xét này người xưa còn có câu: “Có cây tùng đại thụ trên một ngọn núi cao, không biết nó mấy nghìn năm tuổi, nhưng linh tính của nó có thể biến thành Trâu Xanh và Rùa. Con người có thể trường sinh bất lão nếu ăn được quả cây đại thụ này” (Câu văn trong Cao Cao Sơn Ký).

Ngoài ra, cây Tùng trong phong thủy còn có khả năng xua đuổi hồn ma, trừ tà. Nguyên nhân là do tất cả các hồn ma đều sợ cây Tùng. Có lẽ bởi vậy mà người ta thường trồng cây Tùng trong bãi tha ma.

Đặc điểm cây Tùng trong phong thủy nội thất

Không chỉ sử dụng để trang trí, cây tùng trong phong thủy nội thất còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Những giống cây tùng thường dùng để trang trí, thiết kế nội thất nhà ở thường là: cây Tùng Bách Tán, Cây Tùng Bồng Lai, Cây Tùng Thơm,…

1. Cây Tùng Bách Tán trong phong thủy nội thất

Đây là giống cây Tùng có đường kính gốc lên đến 30 – 40 cm và cao từ 15 – 25m khi trưởng thành. Cành của Tùng Bách Tán xếp thành 6 nhánh trên vòng. Kích thước các vòng sẽ nhỏ dần khi đi từ gốc đến ngọn. Cây Tùng Bách Tán thường được sử dụng để trang trí sân vườn biệt thự, nhà phố, công viên,… do cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Ngoài ra, người ta còn dùng để trang trí nội thất khi trồng vào chậu nhỏ.

cây tùng bách tán trong phong thủy
Cây Tùng Bách Tán trong phong thủy

Khả năng trừ tà, xua đuổi hồn ma mang đến sự bình yên cho con người. Ngoài ra còn thể hiện được sự mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất và được ví như một đấng nam nhi.

2. Cây Tùng Thơm trong phong thủy nội thất

Cây Tùng Thơm còn có tên gọi khác là Tùng Hương hay Tùng Chanh có nguồn gốc từ châu Mỹ và được sử dụng để trang trí nội thất. Bạn sẽ có được cảm giác dễ chịu, thư giãn khi đặt cây Tùng Thơm trên bàn học, bàn làm việc. Không những vậy, cây tùng thơm trong phong thủy nội thất còn có tác dụng xua đuổi các loại côn trùng nhờ hương thơm của mình.

cây tùng thơm trong phong thủy nội thất
Cây Tùng Thơm trong phong thủy nội thất

Không chỉ sử dụng để trang trí nội thất, sân vườn biệt thự, nhà phố hay công viên cũng vui tươi và sang trọng hơn với cây Tùng Thơm. Đồ nội thất bằng gỗ Tùng thơm cũng mang đến vẻ đẹp sang trọng, lịch thiệp.

Ý nghĩa của cây Tùng Thơm trong phong thủy nội thất là vượt qua những căng thẳng trong cuộc sống. Giúp làm giảm áp lực, tăng cường sự tỉnh táo, phấn trấn trong công việc nhờ mùi hương dịu nhẹ. Ngoài ra, màu xanh giúp điều tiết mắt khi phải tập trung nhiều vào điện thoại, máy tính.

3. Cây Tùng Bồng Lai trong phong thủy nội thất

Cây Tùng Bồng Lai trong phong thủy là một loại cây quý hiếm được nhiều người săn tìm. Nó giúp mọi người cảm thấy dễ chịu hơn sau những ngày làm việc mệt mỏi, mang đến nhiều sức khỏe, tài lộc và vượng khí. Đặc biệt, với những người tuổi Thân, cây Tùng Bồng Lai giúp họ có quý nhân phù trợ, làm ăn phát đạt, giữ được tiền tài.

cây tùng bồng lai trong phong thủy nội thất
Cây Tùng Bồng Lai trong phong thủy nội thất

Vị trí tốt nhất để đặt cây tùng Bồng Lai là phòng làm việc, phòng họp, phòng khách,… những không gian rộng lớn. Còn những vị trí nhỏ như kệ sách, bàn làm việc, kệ tivi,… hãy đặt một cây Tùng Bồng Lai nhỏ. Sự xuất hiện của cây Tùng Bồng Lai trong phong thủy sẽ mang đến một luồng sinh khí mới lạ, vui tươi hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây Tùng

1. Nhân giống và trồng cây Tùng

Phương pháp nhân giống

Phương pháp nhân giống cây Tùng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay là nhân giống vô tính (chiết cành hoặc giâm cành). Cành được giâm trong nhà sẽ có chiều cao khoảng 15cm trở lên. Có thể đưa ra ngoài trồng vào bầu đất sau khoảng 1 tháng.

Bạn có thể tham khảo cách nhân giống Tùng La Hán trong video dưới đây:

=>>> Nếu gặp khó khăn trong quá trình nhân giống bạn có thể mua cây Tùng tại đây.

Đất trồng cây Tùng

Đất trồng cây Tùng làm bonsai hay để sân vườn thích hợp nhất cần có tỷ lệ: 2 phần đất thịch, 2 phần xơ dừa và 3 phần cát. Đây là một tỷ lệ khá phù hợp để trồng cây Tùng hay các cây bonsai khác.

Cách chuyển chậu cho cây Tùng

Bạn có thể chuyển chậu cho cây Tùng vào bất kỳ một thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời điểm tốt nhất vẫn là vào mùa Xuân và phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Không làm xước bộ rễ cây khi đánh bầu.
  • Không được làm vỡ bầu đất với những cây nhỏ.
  • Khi mới tiến hành chuyển chậu cần đưa cây vào nới thoáng mát ít nhất nửa ngày.
  • Trong 2 – 7 ngày đầu tiên bạn không được đưa cây Tùng ra chỗ nắng, hàng ngày cần tưới nước cho cây.
  • Cần tưới đủ nước, chú ý lỗ thoát nước tránh ngập úng.
  • Sau 4 tháng mới có thể tưới phân Dinamic, bón phân sớm cây có thể bị ngộ độc.
cách chuyển chậu cho cây tùng bonsai
Cách chuyển chậu cho cây Tùng bonsai

2. Cách chăm sóc cây Tùng

Cần tưới nước đầy đủ cho cây Tùng cho đủ độ ẩm. Ngoài ra cũng phải phòng tránh một số loại bệnh trên cây:

Cây Tùng bị đen lá

Cây Tùng ưa ánh sáng nên tránh để cây ở nơi thiếu nắng sẽ bị đen lá. Trường hợp bị đen lá có thể chuyển cây ra chỗ sáng và bón thêm phân Dinamic.

Tùng bị mốc trắng rễ

Những cây thiếu ánh sáng cũng thường bị bệnh mốc trắng dễ. Nguyên nhân của bệnh này là do đất không sạch sẽ và bị lây từ cây này sang cây khác. Để chữa bệnh này cho cây Tùng bạn sử dụng thuốc diệt nấm và tiến hành cạo mốc trắng ở thân. Bôi thuốc vào chỗ bị bệnh cho đến khi hết tình trạng này.

Tùng bị rệp trắng

Cây Tùng La Hán rất thường bị rệp trắng. Rệp sẽ ăn hết ngọn non của cây, gay ảnh hưởng nặng đến cành và dẫn đến chết cây. Để phòng tránh bạn nên mua thuốc và phun đều lên cây khoảng 2 lần cách nhau 2 tháng.

cần chăm sóc cây tùng đúng cách, tránh sâu bệnh
Cần chăm sóc cây Tùng đúng cách, tránh sâu bệnh

Cây Tùng trong phong thủy có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Nó là một loại cây linh thiêng, là biểu hiện của sự thương nhớ, là khí tiết của người quân tử, là sự thể hiện cho công đức của tổ tiên. Bởi vậy, nếu quý vị muốn có một loại cây để trang trí nội thất, sân vườn thì cây tùng là sự lựa chọn hoàn hảo.

Mời các bạn tham khảo thêm: 

Nội Thất Chung Cư Hiện Đại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục

Bài viết mới