Cây Nguyệt Quế trong phong thủy là biểu tượng của chiến thắng và tài lộc. Nó có hoa với hương thơm nồng nàn, quyến rũ bất kỳ ai. Vậy cây hoa nguyệt quế có đặc điểm gì? Ý nghĩa phong thủy, kỹ thuật trồng và chăm sóc như thế nào? Hãy cùng Nội thất An Lộc khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Cây Nguyệt Quế trong phong thủy có đặc điểm gì?
Có tên khoa học là Murraya paniculata thuộc chi Murraya, cây Nguyệt Quế có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới. Ở Việt Nam, nó xuất hiện tại ven sông, suối, trong các khu rừng,… Có 3 loại phổ biến là: Cây Nguyệt Quế lá nhỏ, lá lớn, lá nhỏ thân xoăn. Trong đó, có giá trị cao nhất là cây Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoăn bởi tính thẩm mỹ cao hơn.

Là loài cây thân gỗ cao từ 2 – 6m, cây Nguyệt quế khi còn non có thân màu xanh, đến khi già chuyển sang nâu xám nhẵn bóng. Nếu không nhìn vào lá cây, người ta sẽ nghĩ đó là thân cây Bưởi.
Cây Nguyệt Quế có lá non dài, nhọn, bóng, có hình bầu dục hẹp và mọc xen kẽ nhau theo thân cây. Hoa cây Nguyệt Quế có nét tương đồng với hoa cam, quýt, bưởi,… Vì nó cũng thuộc họ Cam. Mỗi bông hoa Nguyệt Quế đều có 5 cánh màu trắng phía trên 5 đài màu xanh. Phía bên trong là 10 nhị hoa, 1 bầu nhụy hình cầu trên đỉnh. Hoa mọc ra từ nách lá và mọc thành cụm khoảng 8 bông tỏa hương thơm ngào ngạt.


Hoa Nguyệt Quế chủ yếu nở sau những trận mưa lớn cuối đông hoặc đầu xuân. Hoa có khả năng kết quả hình quả Trứng. Quả mọng nước, thịt quả nạc và có màu đỏ, cam khi chín.
Ý nghĩa cây Nguyệt Quế trong phong thủy
1. Giúp xua đuổi tà khí
Theo phong thủy, cây nguyệt quế có khả năng diệt trừ tà ma, xua đuổi tà khí, bảo vệ gia đình khỏi những điều xui xẻo. Trồng trước cửa nhà còn có thể giúp gia đình gặp được nhiều may mắn.

Hơn nữa, hương thơm từ hoa cây nguyệt quế còn rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là vào ban đêm, hương thơm ấy mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn. Lá của cây Nguyệt Quế được sử dụng làm thuốc chống oxy hóa, chữa bệnh Viêm Nhiễm và là một loại hương vị thơm ngon,…
2. Cây Nguyệt Quế trong phong thủy là biểu tượng của chiến thắng
Từ thời Hy Lạp cổ đại người ta đã sử dụng thân và hoa Nguyệt Quế để tạo thành vòng Nguyệt Quế trao tặng cho người chiến thắng. Đó là ở những cuộc thi đấu Pthia hay Olympia của người cổ đại. Còn ngày nay, trong chương trình Đường Lên Đỉnh OLympia, những người chiến thắng luôn được trao tặng một chiếc vòng Nguyệt Quế Vinh Quang.

Rõ ràng với hương thơm quyến rũ cùng vẻ đẹp đơn sơ của mình, cây Nguyệt Quế đã trở thành biểu tượng của vinh quang và chiến thắng. Cây Nguyệt Quế trong phong thủy được ưa chuộng trong nội thất cũng vì mong muốn có nhiều thành công, gặp nhiều may mắn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế
Trong thời buổi hiện đại, bạn hoàn toàn có thể tìm đến những cửa hàng hoặc những trang web bán cây online để tìm mua những cây có sẵn. Tuy nhiên, nếu bạn thích tự mình trồng 1 chậu cây để trang trí nội thất thì có thể tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế trong phong thủy dưới đây:
1. Cách trồng cây Hoa Nguyệt Quế
Có 4 phương pháp để nhân giống cây Nguyệt Quế là: Chiết cành, ghép mắt, giâm cành và gieo hạt. Mỗi phương pháp lại có một đặc điểm riêng và bạn cần lưu ý:
- Ghép mắt: bạn cần lựa chọn các cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
- Chiết cành: Nên lựa chọn cành cây có độ tuổi vừa phải, không được quá già cũng như quá non. Cành cây có độ lớn vừa phải và khỏe mạnh.

Ngoài ra, cần phải đảm bảo đất trồng là đất pha thịt, màu mỡ, thông thoáng và có độ pH từ 5 – 7. Nơi trồng cây (nếu trồng trong vườn nhà) cần có đầy đủ ánh sáng. Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên.
2. Cách chăm sóc
Trong quá trình chăm sóc cây Nguyệt Quế cần hết sức lưu ý một vài điểm sau đây:
- Đất: Trong quá trình cây phát triển phải duy trì độ pH của đất từ 5 – 7.
- Nước: Cây nguyệt quế trong tự nhiên thường mọc tại ven sông, suối, trong rừng rậm,… Vì cây có nhu cầu nước rất cao. Bởi vậy, ngay từ khi mới trồng cần tưới nước thường xuyên, không để đất khô.
- Ánh sáng: Là loại cây ưa sáng và rất thích ánh sáng trực tiếp. Nếu bạn trồng cây trong chậu để trong nhà thì bạn có thể cho cây ra phơi nắng vào buổi sáng hoặc chiều tối.
- Phân bón: Cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng để có thể khỏe, đẹp. Bạn nên bón định kỳ 1 – 2 tháng 1 lần cho cây phát triển khỏe mạnh.
- Cắt tỉa: Cây phát triển rất nhanh, bởi vậy để giữ được vẻ đẹp của nó nên cắt tỉa thường xuyên. Với mùa nắng nên là 2 tháng/lần, mùa mưa là 1 tháng/lần.
- Thay chậu: Để cây phát triển tốt, đâm chồi nảy lộc đúng thời vụ nên thay chậu vào đầu mùa xuân hoặc trước mùa mưa. Cứ 3 – 4 tháng thì thay chậu 1 lần bằng cách loại bỏ 1/3 lớp đất cũ trên bề mặt.

Mua cây Nguyệt Quế ở đâu?
Bạn có thể đến các nhà vườn trên khắp cả nước để tìm mua cây Nguyệt Quế trong phong thủy. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua cây online tại đây.
Trên đây là những chia sẻ về cây Nguyệt Quế trong phong thủy. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích.
Tham khảo thêm:
Nội thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin